Ngày
12 tháng 9 năm 2016
Cảm
tác
"Chẳng
mong chẳng lụy chẳng ưu phiền
Một
mảnh đời chung chẳng tính riêng
Trên
cao thiên giới đầu ta gối
Dưới
đất chân gieo hạt giống hiền
Tay
ôm hết cả đâu cần biết
Là
ma hay thánh cũng chơn tiên
Bồ
đề vốn dĩ không dơ sạch
Ngại
thì đâu thiệt giống Huyền Thiên."
Ngày
02/11/2017
Cảm
tác
"Dầu
trời đất nắng mưa mỗi lúc
Dầu
tử sinh là khúc luân thường
Nhưng
lòng vẫn thấy thê lương
Mấy
ai đã biết tỏ tường cơ Thiên?!
Trời
đã quyết, Cha Trời đã quyết
Mẹ
đã đành, Thiên Mẫu đã đành
Phật
tuyên thế giới chúng sanh
Trường
thi đến lúc điểm danh hội này
Cầm
ấn lệnh xót xa lệ chảy
Nhận
thiên thơ ngớ ngẫn tâm can
Thân
là con của Thiên Hoàng
Mà
không giúp được trần hoàn kỳ ba
Tay
trái giữ ma ha Thiên Đạo
Tay
phải cầm ấn lệnh Hoàng Thiên
Ta
từng đã có thệ nguyền
Nếu
không vớt hết đài thiên không về
Nhưng
bây giờ đời ủ đạo ê
Ai
thấu nỗi ê chề nơi dạ!!!"
Lưu
xuất, sáng ngày 5/11/2016
Chỉ
điểm cho môn sinh sau giờ hành thiền.
"Kinh
tự nơi tâm vốn bổn lai
Thường
chơn, thường tịnh, chẳng động lay
Không
tầm, không tứ, không điên đảo
Kinh
này thiệt đến tự Như Lai."
Lưu
xuất, sáng ngày 13 tháng 11 năm 2016
Chỉ
điểm cho môn sinh sau giờ hành thiền.
[Người]
"Bụi
trần vốn dĩ chỉ bụi trần
Lăng
xăng quét dọn càng thêm bẩn
Thường
chơn thường tịnh lo gì bụi
Ngũ
uẩn còn không nói chi trần"
[Môn
sinh]
"Bụi
trần vốn dĩ là bụi trần
Lòng
con đã ngộ tự bên trong
Vào
ra như thể ngôi nhà trống
Lòng
vốn tịnh chơn ngại chi trần"
[Người]
"Bụi
trần vốn chẳng tự nơi tâm
Nó
bám nó bay từ trăm năm
Tâm
không lay động như đá tảng
Lo
chi bụi bậm với sai lầm"
Lưu
xuất, sáng ngày 19 tháng 12 năm 2016
Trả
lời câu hỏi của môn sinh sau giờ hành thiền.
Pháp
Giới là chi có biết không?
Là
con kiến cắn cái con ong
Là
nước thành mây, mây thành nước
Là
tâm sinh khởi hóa trần hồng.
Pháp
giới vận hành tự tánh Không
Nhân
duyên tùy, chư pháp thong dong
Không
ưu, không lự, không tự hiện
Nhất
chân Pháp Giới chẳng tự lòng."
"Pháp
Giới chân Không
Chư
pháp bên trong
Tướng
tánh thấy có
Tự
bổn lai không
Vì
không nên có
Vì
có nên không
Diệu
hữu diệu dụng
Lý
sự dung thông
Chư
pháp thong dong
Hữu
danh vô ngã
Nhân
duyên tùy hiện
Trong
Pháp Giới Không."
Ngày 20 tháng 12 năm 2016
Cảm tác
"THIỆN
TỊNH AM:
Ở
cạnh đầu non rất xa làng
Bốn
phía đầy khe gió thay đàn
Mây
là tận đất len qua nóc
Đêm
đêm sương lạnh đẩm áo tràng
Một
chiếc giường con mưa ướt nửa
Vài
cuốn kinh thư dấu lổ loang
Nhà
trống cơm không đầy bụng lép
Nhưng
lòng đủ chứa cả nhân gian."
Ngày 20 tháng 12 năm 2016
Cảm tác
"HẸN
HÒ:
Vàng
cả đất trời trăng dáng tiên
Hẹn
hò từ thuở mới khai thiên
Nhân
duyên trăng đến tìm ta mãi
Vì
sợ rằng ta chẳng lên thuyền
Trăng
ơi ta nhớ Tình Thiên Quốc
Lại
biết nhân gian lắm não phiền
Còn
một thế gian chưa tỉnh thức
Cho
nên giác tử chẳng vẹn nguyền."
Lưu
xuất, sáng ngày 21 tháng 12 năm 2016
Chỉ
điểm cho môn sinh sau giờ hành thiền.
"Bỏ
Luật, bỏ Luận, bỏ luôn Kinh
Thẳng
đường về tới chỗ Chơn Minh
Dứt
bặt tới lui ngôn với tướng
Hà
sa thế giới hiện quang linh."
Ngày 24 tháng 12 năm 2016 (ngày 26 tháng 11 AL) lúc
18:15:15
Cảm tác. Tán thán Jesus Christ nhân ngày Giáng Sinh.
"Đê
đầu đảnh lễ Chúa Ngôi Hai
Thị
hiện trần gian cứu nhân loài
Dẫn
dắt đàn chiên hành chánh pháp
Công
Bình Bác Ái, sửa tâm sai
Chuộc
tội dân chúa, con Thiên Chúa
Máu
hồng nhỏ xuống rưới ân oai
Giáng
Sinh Ngài đến nơi trần hạ
Xin
dâng lời nguyện đến Thiên Đài
'Vinh
danh Thiên Chúa trên Trời
Bình
an dưới thế cho người thiện tâm' '"
Ngày
20 tháng 1 năm 2017 (ngày 23 tháng 12AL Bính Thân)
Giảng
giải Trung Dung cho môn sinh.
"TRUNG DUNG:
Trung là
chính tâm
Dung là hằng
dưỡng
Trung là
Thái Cực chi phụ
Dung là Vô
Cực chi mẫu.
Có Trung
nên bất biến mà tùy duyên
Có Dung
nên tùy duyên mà bất biến.
Có Trung
mà không Dung vạn thù chẳng hóa hiện
Có Dung mà
không Trung nhất bổn chẳng hồi qui.
Trung Dung
chư pháp thong dong, pháp giới chẳng ngăn ngại
Chính tâm,
vô vọng, kinh luân quyền thủ vẫn tiêu dao.
Lìa Trung
nhân loại tròn điên đảo
Hướng Tâm
thế giới hiện ảnh bào
Trung Dung
mở lối về Thiên Đạo
Khổng Chu
chẳng giấu một tơ hào."
Ngày
18 tháng 1 năm 2017
Thế
nào là tu tỉnh?
Tỉnh
có hai chữ là Tỉnh Thức và Tỉnh Lặng. Tỉnh
Thức là không mộng ban ngày, không mị ban đêm, không mớ lúc sống, không mơ
tương lai chưa tới, không bám víu quá khứ đã qua, không vọng cầu được mất. Nhờ những cái không này mà luôn sống với thực
tại hiện tiền, ở từng mỗi phút giây, chân luôn chạm đất. Tỉnh Lặng là nhiễu động
chung quanh dường như xa dần, thân thể dường như có dường như không, tâm thức
chìm vào chơn tịnh, rồi đột nhiên "cái tôi hiện hữu" phân rã, chỉ
còn lại chúng quang minh lộ.
Ngày 10 tháng 2 năm 2016
Cảm tác
"XUÂN
THU:
Xuân
vẫn là Xuân, Thu vẫn Thu
Hai
mùa đi, đến vẫn ôn nhu
Nhưng
Xuân Thu trước đâu không thấy
Chỉ
thấy Hoa thiền nở thiên thu."
Ngày
17 tháng 3 năm 2017 (20 tháng 2 Đinh Dậu).
Chỉ điểm cho một môn sinh đang bị chao đảo.
"Nhập
Đạo rõ mình
Nhập thế rõ Đạo
Giả, Chân pháp giới
Thánh chúng ra vào
Tâm vô quái ngại
Phàm phu chẳng thể.
Không tánh không tướng
Bất trụ bất lai
Niết bàn thị hiện
Phật Đà là ai?"
Nhập thế rõ Đạo
Giả, Chân pháp giới
Thánh chúng ra vào
Tâm vô quái ngại
Phàm phu chẳng thể.
Không tánh không tướng
Bất trụ bất lai
Niết bàn thị hiện
Phật Đà là ai?"
Ngày
11 tháng 5 năm 2017 (ngày ? tháng 4 năm Đinh Dậu)
Giảng
về TÁNH KHÔNG để giải trừ hiểu biết sai lầm của một môn sinh.
"Thế
giới của nhân sinh là thế giới nhị biên.
Mọi thứ đều được nhìn qua lăng kính và diễn giải bởi hai mặt đối đải ghét thương, đẹp xấu, đúng sai, thiện
ác, sinh diệt, có không, vân vân. Nhưng
hai mặt đối đải không phải là thực tánh của Pháp Giới và Chư Pháp.
Thực tánh
của Pháp Giới vốn không sanh không diệt, không tới không lui, không có không
không. Thực tánh của Pháp Giới là CHƠN
THỰC KHÔNG.
Chư Pháp vận
hành trong Pháp Giới không tự có mà phải do nhân duyên tác hợp mới có. Chư Pháp hiện ra trong Pháp Giới như trăng dưới
nước, như bóng trong gương. Nhân duyên
tác hợp không còn, Chư Pháp lại biến mất, như sương đầu cành, như hoa đốm giữa
hư không. Thực tánh của Chư Pháp là CHƠN
THỰC KHÔNG.
Trí Nhị
Biên chấp vào tướng CÓ tướng KHÔNG. Chấp
tướng CÓ vì vọng tưởng. Diệt tướng CÓ chấp
tướng KHÔNG lại rớt vào tà kiến. Trí Nhị
Biên bị kẹt cứng trong vòng đối đãi CÓ/KHÔNG, qua lại giữa vọng tưởng với tà kiến
vì không thấy rõ thực tánh của Chư Pháp vốn là CHƠN THỰC KHÔNG.
Người tà
kiến không thấy rõ thực tánh của Chư Pháp và Pháp Giới, Trí Nhị Biên chấp KHÔNG
bỏ CÓ nên xa lìa hiện thực, bi quan và buồn thảm vì tưởng lầm thế giới hóa hư
vô, hoặc giả từ bỏ mọi phương tiện trong cuộc sống để theo đuổi vọng tưởng cứu
cánh Niết Bàn. Khi xúc chạm việc đời thì tâm đầy động loạn. Xúc chạm với ái dục thì dính mắc ái dục. Xúc chạm với sân giận thì dính mắc sân giận. Xúc chạm với vinh nhục thì dính mắc vinh nhục. Người tà kiến chấp thủ tướng KHÔNG của các
pháp, không thực sự chứng ngộ TÁNH KHÔNG, vẫn trong vòng đối đãi nhị biên, vẫn
qua lại giữa vọng tưởng với tà kiến.
Người vọng
tưởng không thấy rõ thực tánh của Chư Pháp và Pháp Giới, do chấp tướng CÓ, mê lầm
theo đuổi sự đời với tất cả đam mê, như người đi trong sa mạc đang khát nước chạy
theo huyển cảnh.
Cả hai loại
người này đều bị cái khổ của thế gian trói buộc.
Trí Bát
Nhã thấy rõ thực tánh của Chư Pháp và Pháp Giới là KHÔNG, tuyệt đối KHÔNG, vượt
lên khỏi đối đãi CÓ/KHÔNG nhị biên. Trí
Bát Nhã không chấp thủ tướng CÓ tướng KHÔNG, không bỏ CÓ tìm KHÔNG, không ngộ
nhận KHÔNG thành CÓ.
Các sự vật
hiện ra Như Thật là do vọng tưởng mà CÓ nhưng thực tánh là KHÔNG, tuyệt đối KHÔNG.
Sự vật hiện hữu là do nhân duyên giả hợp mà CÓ. Khi nhân duyên giả hợp không còn, sự vật
không còn tiếp tục hiện hữu, CÓ tức khắc biến thành KHÔNG. Sự vật không hiện hữu là do chưa đủ nhân
duyên mà KHÔNG. Khi nhân duyên giả hợp
thành, KHÔNG tức khắc biến thành CÓ.
KHÔNG và CÓ hai tướng tuy khác nhau nhưng cả hai đều có chung một tánh:
KHÔNG TÁNH.
Người thấy
rõ TÁNH KHÔNG của Chư Pháp và Pháp Giới, dù cho mọi vọng tưởng có tạm thời dấy
lên cũng vẫn tự tại vô ngại, vẫn không dính mắc vào danh tướng ngã nhân, tâm
không bị lay động, nơi các chỗ kiết sử sanh sẽ không sanh lại được.
Người chứng
ngộ TÁNH KHÔNG, không bị cái khổ của thế gian trói buộc. Với Trí Bát Nhã tất cả các pháp môn tu tập đều
thành cứu cánh Ba La Mật."
Ngày
23 tháng 6 năm 2017 (ngày 29 tháng 5 Đinh Dậu).
Trả
lời môn sinh câu hỏi: Huyền Không Đại Pháp có đưa người về cõi Tịnh Độ?
"Cần
hỏi thế nào là tịnh độ và làm sao vào tịnh độ rồi sau đó hãy hỏi Huyền Không Đại
Pháp có đưa người về cõi tịnh độ được không. Trước hết hãy luận về sự tương
quan giữa tịnh độ thế gian và tịnh độ tây phương.
Tịnh
Độ Tây Phương và Tịnh Độ Thế Gian tuy nói hai nhưng không hai. Như trăng treo trên trời và trăng nằm đáy nước,
tuy thấy hai nhưng không hai. Trăng trên
trời không mọc, trăng đáy nước không hiện.
Trăng trên trời nếu chưa thấy, trăng dưới nước không thể tìm. Tịnh Độ Thế Gian như trăng trên trời. Tịnh Độ Tây Phương như trăng đáy nước. Muốn tìm Tịnh Độ Tây Phương, trước phải thấy
Tịnh Độ Thế Gian. Tịnh Độ Thế Gian không thấy, Tịnh Độ Tây Phương khó tìm. Tịnh Độ Thế Gian không qua, Tịnh Độ Tây Phương
khó đến.
Thân
tâm thanh tịnh thì cõi nước tịnh. Thân tâm bất tịnh thì cõi nước bất tịnh. Đã bất tịnh thì không thể thấy trăng, dù trăng
treo trên trời hay trăng nằm đáy nước. Đã
thanh tịnh thì trăng nào cũng là trăng, dù là trăng treo trên trời hay trăng nằm
đáy nước. Tịnh Độ Amita (A Di Đà) và Tịnh
Độ Ajita (A Dật Đa = Di Lặc) tuy thấy hai nhưng không hai.
Người
thọ pháp ấn vô vi, hành trì miên mật Huyền Không Đại Pháp (Diệu Pháp Đại Hoa
Liên), không luận trăng trên trời hay trăng đáy nước, chỉ vắng lặng im lìm chờ
trăng thượng đảnh. Một khi trăng thượng đảnh đã mọc (trăng hiện trong đầu), thì
dầu không luận không cầu tịnh độ cũng mặc nhiên ngồi ngay trên pháp tòa giữa đất
tịnh độ, cả tịnh độ Ajita và tịnh độ Amita."
Ngày
24 tháng 6 năm 2017 (ngày 1 tháng 6 Đinh Dậu).
Thuyết
về Thiên Đạo Huyền Không.
"Pháp
ấn của Phật môn là Khổ, Không, Vô Ngã. Thọ khổ, Thân vô thường, Pháp vô ngã.
Pháp ấn của Phật môn cũng nói Không, Vô Tướng, Vô Tác. Vạn pháp có mặt trong nhau. Một pháp có mặt
trong vạn pháp và vạn pháp có mặt trong một pháp. Không có một pháp nào tồn tại
độc lập. Đó là tính chất vô ngã của vạn pháp.
Vạn pháp cùng hiện, không tồn tại độc lập nên nói pháp không tướng. Vì vạn pháp có mặt trong nhau nên vạn pháp
bình đẳng không sai khác nhau, không có tướng lớn nhỏ tốt xấu . . .Đó là tính
chất vô tướng của vạn pháp. Vạn pháp bình đẳng nên nói pháp vô tướng. Vạn pháp không sai khác nên không mê đắm theo
đuổi riêng một pháp nào, nhờ vậy mà tâm được an lạc. Đó là tính chất vô tác. Vạn pháp không sai
khác nên nói tâm vô tác, pháp vô tác.
Pháp ấn của
Thích Ca Mâu Ni Phật là Xa Lìa, Giải Thoát, Tịch Diệt. Giáo pháp của Như Lai chỉ có một tướng, đó là
tướng xa lìa, tướng giải thoát, tướng tịch diệt. Chúng sanh bị cột trói vào ngũ
dục nên Như Lai thuyết xa lìa ngũ dục để được an vui tự tại. Chúng sanh do vọng
chấp mà đời đời trôi lăn trong lục đạo luân hồi nên Như Lai dạy "phản vọng qui chơn", dứt
hết mê lầm, ra khỏi sinh tử. Pháp của Như Lai chỉ có một vị là vị giải thoát. Tịch
diệt là qui về không. Không tướng là bản thể chơn như của vạn pháp, là tướng rốt
ráo niết bàn tịch diệt, là Nhất Thiết Trí, là Đại Trí Huệ Phật.
Cái gọi là
Đại Trí Huệ Phật thì vô cùng rộng lớn không ngằn mé. Đại Trí Huệ Phật này là
Chơn Như, là Không Tướng, biểu hiện qua Diệu Âm Quang. Diệu Âm Quang là Như Lai Tạng, hay kho tàng của
chư Phật. Như Lai Tạng là tên gọi khác của
Vô Cực, là Tiên Thiên Khí hàm tàng ngậm chứa cả võ trụ vạn pháp.
Võ trụ vạn
pháp nằm trong Như Lai Tạng hay Vô Cực ở trạng thái Không Tướng hay Chơn Tướng
hay Chơn Như hay Chơn Tịnh. Khi hội đủ nhân duyên võ trụ vạn pháp được sinh ra
có hình tướng với muôn vạn sai khác.
Chư Phật
xuất hiện giữa cõi đời ô trọc này chỉ vì một đại sự, đó là để chỉ bày cho chúng
sanh tường tận Tri Kiến Phật. Chư Phật nhận thấy rõ nơi mỗi chúng sanh đều có sẵn
Tri Kiến Phật, tức là cái thấy cái biết của chư Phật, gọi là Đại Trí Huệ Phật. Với lòng Đại Bi chư Phật dạy phương pháp để
chúng sanh thực hành hầu ngộ nhập Đại Trí Huệ Phật. Còn nói theo ngôn ngữ Huyền
Không là để trở về với Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn.
Vì chúng
sanh căn tánh khác nhau nên Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn dụng phương tiện Tam Thừa,
giảng Tứ Diệu Đế cho hàng Thanh Văn, giảng Thập Nhị Nhân Duyên cho hàng Duyên
Giác, giảng Lục Độ cho hàng Bồ Tát.
Thấy
căn tánh của đại chúng buổi đầu còn lắm vô minh, phiền não nên Như Lai đã dụng
nhiều phương tiện ngôn từ, văn ngữ, thí dụ để làm sáng tỏ các pháp để mà dẫn độ
từ từ. Cho đến khi trí tuệ đại chúng đã
tăng tiến đủ và có thể tiếp nhận, Như Lai mới tuyên nói giáo pháp Phật Thừa tại
Pháp Hoa Hội nơi Linh Sơn Thứu giữa đông đảo quần chúng.
Tại
đại hội Pháp Hoa đó Thích Ca Mâu Ni Phật đã hoàn mãn nhân duyên đại sự cho sự
xuất hiện của mình trên cõi tạm này, là để chỉ bày cho chúng sanh tường tận
pháp tạng bí nhiệm của chư Phật và để giúp cho chúng sanh ngộ nhập Đại Trí Huệ
Phật, Chơn Như, Không Tướng, Diệu Âm Quang, Như Lai Tạng, Tiên Thiên Khí hay trở
về với Vô Cực Diêu Trì Kim Mẫu ...
Từ
khi Thế Tôn xuất hiện đến nay đã hơn 2500 năm.
Trong suốt chiều dài thời gian đó cũng đã có không ít Thiên Nhân Sư thị
hiện trong thế gian này, cũng nhằm vào nhân duyên đại sự là để chỉ bày cho
chúng sanh thấy rõ pháp tạng bí nhiệm của Trời Đất và để chúng sanh ngộ nhập
Chơn Như, dưới những hình thức tôn giáo khác nhau, dưới những dạng giáo lý và
hình thái ngôn ngữ khác nhau, tóm lại là giáo lý của Tam Giáo Phật Thánh Tiên.
Tam
Giáo Phật Thánh Tiên không phải là 3 tôn giáo.
Tam Giáo Phật Thánh Tiên lại càng không phải là 3 đẳng cấp tu tập hay đạo
quả. Tam Giáo Phật Thánh Tiên là 3 con đường để dẫn dắt chúng sanh từ chỗ vô
minh, sơ khai đến chỗ ngộ nhập pháp tạng bí nhiệm của Thiên Đạo. Ba con đường khác nhau nhưng cùng một nhân
duyên đại sự.
Ba
con đường thực sự là có khác nhau nhưng khác nhau không phải vì pháp tạng bí
nhiệm của chư Phật khác hơn (hay bí mật hơn hay mầu nhiệm hơn) pháp tạng bí mật
của chư Đại La Kim Tiên hoặc của chư Thượng Thánh, hay khác với pháp tạng bí
nhiệm của Thiên Đạo. Khác nhau chỉ vì Phật
Thánh Tiên dụng phương tiện khác nhau, dụng ngôn từ văn ngữ khác nhau, dụng luận
lý khác nhau...
Tướng tôn
giáo có khác, tướng ngôn ngữ có khác, tướng luận lý có khác nhưng tất cả tướng
khác biệt này đều dẫn về Không Tướng, đều cho chúng sinh nếm hương vị giải
thoát, đều mở cửa Như Lai Tạng, đều trở về với Mẹ Diêu Trì.
Trải
qua hơn 2500 năm hàng nhơn, thiên và chúng sanh đã tiến hóa khá xa, đã sẳn sàng
để tiếp nhận thêm. Năm xưa Phật Thế Tôn đã khai thị "không có ba thừa mà
chỉ có duy nhất một thừa là Phật thừa" tại Đại Hội Pháp Hoa. Cũng tương tự, đương lai Phật Thế Tôn cũng sẽ
khai thị "không có nhiều Đạo mà chỉ có duy nhất một Đại Đạo là Thiên Đạo"
tại Đại Hội Long Hoa. Nhân Đạo, Thần Đạo,
Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo đều nằm trong Thiên Đạo, ngay cả Ma Đạo cũng
không ngoại trừ. Vì vậy mới nói Thiên Đạo là Đại Đạo.
Pháp
tạng bí mật của chư Phật không nằm ngoài pháp tạng bí mật của Thiên Đạo. Đại Trí Huệ Phật chính là Đại Hoa Liên của Vô
Cực Diêu Trì. Võ trụ vạn pháp phát sinh từ Như Lai Tạng hay Diệu Âm Quang hay
Tiên Thiên Khí cũng chính là Hoa Thức của Kim Mẫu Huyền Không.
2500 năm trước Thích Ca Thế Tôn đã khải thị Diệu
Pháp Hoa Liên. 2500 năm sau Di Lạc Thế
Tôn sẽ khải thị Diệu Pháp Đại Hoa Liên.
2500 năm trước Thích Ca Thế Tôn đã qui tam thừa vào nhất thừa. 2500 sau Di Lạc Thế Tôn sẽ qui vạn giáo vào
nhất giáo. 2500 năm trước Thích Ca Thế
Tôn đã mở cửa bí mật để giáo chúng hiểu, hành, nhập Tri Kiến Phật. 2500 năm sau
Di Lạc Thế Tôn sẽ mở cửa bí mật để giáo chúng hiểu, hành, nhập Tri Kiến Thiên Đạo
Huyền Không."
Lưu xuất, ngày 27 tháng 11 năm 2017
Với các vị thiên phong của Giáo Hội Thiên Trường
Lưu xuất, ngày 27 tháng 11 năm 2017
Với các vị thiên phong của Giáo Hội Thiên Trường
"Sáu mươi
năm trả nghiệp đời
Lênh đênh
bể ngạn chơi vơi ái hà
Đâu màng
hai chữ Long Hoa
Đâu mơ kỳ
phận Thiên Tòa định phân
Dè đâu tỉnh
giấc mộng trần
Gia trung
Mẹ gọi nhập thần hóa Tiên
Lập Triều
hội Địa Nhân Thiên
Diễn tuồng
Ân Tứ long liên xứ người
Tuồng đời
đã hết xinh tươi
Đàn Thiên
khải khúc tả tơi địa cầu
Từ đây miết
tới năm châu/trâu
Tang tang
tịch tịch còn đâu tang tình
Tan tình mới
ngộ huyền linh
Mới hay
Thiên Quốc lập trình Huyền Không
Mang câu
Bác Ái Đại Đồng
Chèo thuyền
Thánh Đức lựa dòng Tân Dân
Bớ người thuyền
đến các lân
Tây Lầu đổ
bến lần khâng trể đò
Đò này
chèo bởi Ông To
Cậy dầm
bát nhã chẳng lo sóng thần
Bao nhiêu
cũng đón cũng mầng
Mầng con của
Mẹ trở chân quay về
Minh Thiên
đã nặng câu thề
Thế gian
chưa giác chưa về thiên ngai
Ô hô
thương phận Đức Ngài
Hóa thân
xuống thế ngày ngày lệ lau
Châu sa vì
bởi lòng đau
Dân tình
thế thái nát nhầu nghĩa nhân
Nay đương
là lúc phong thần
Phong
thiên phong địa phong trần Chiếu Quân.
Chiếu Quân
này thị Từ huynh
Sắc truyền
thập vạn hiền minh qui trào
Vạn Trời vạn
Phật cột vào
Vô vi nhập
lại một màu bạch chơn
Bạch màu Kinh
Ngọc nguồn cơn
Chơn CànTrời
quyết Thánh Nhơn lộ hình
Rồng vàng
phun bạch thủy linh
Lão Hồng
phủ điển vô hình khai tâm
Kim Bà
phát sóng quang âm
Từ Tôn Vô
Lực gieo mầm Thông Thiên
Báo cho nam
nữ căn hiền
Tại trần đang
có Phật Thiên hiện hình
Vô Vi Kỳ Đạo
siêu linh
Huyền
Không là cửa Thánh Minh lập đời.
Lưu xuất, ngày
27 tháng 11 năm 2017
Nói với các vị thiên phong của Giáo Hội Thiên Trường
"Pháp giới
rổng rang bổn thường hằng
Chẳng che
chẳng mở chẳng lăng xăng
Chư pháp tới
lui không ngăn ngại
Nhập chân
pháp giới thiệt Thần Tăng.
Thần Tăng
rõ pháp giới thường hằng
Chẳng tìm
chẳng kiếm chẳng lăng xăng
Tới lui vô
ngại như như thị
Từ Thị như
như thiệt Thần Tăng.
Rõ tánh giới
không, rõ tánh hằng
Không
sanh, không chứng, thiệt huyền năng
Phật ma
hai tướng cùng tịch diệt
Hỏi đâu tục
tử với Thần Tăng?
Lưu xuất, ngày
28 tháng 11 năm 2017
Nhắc nhở các vị thiên phong của Giáo Hội Thiên Trường
Là đấng
Giác Hữu Tình
Quý mạng sống
vạn linh
Hãy mở
lòng Đại Bi
Trai giới
và thanh tịnh.
Là đấng
Giác Hữu Tình
Huyển vọng không để sinh
Hãy mở
lòng Đại Bi
Trai giới
và thanh tịnh.
Là đấng
Giác Hữu Tình
Luôn an lạc
hiền minh
Xin mở lòng
Đại Bi
Trai giới
và thanh thịnh.
Là đấng
Giác Hữu Tình
Nguyện độ tận
quần sinh
Xin mở
lòng Đại Bi
Trai giới
và thanh tịnh.
Thân trai
giới thanh tịnh
Tâm trong
sáng minh linh
Tánh như
như bất động
Tam Bửu tại
nơi mình.
Qui y Tăng
thanh tịnh
Qui y Pháp
minh linh
Qui y Phật
như như
Sơn
Bửu Kỳ Hương sinh.
No comments:
Post a Comment